Chuyển đến nội dung chính

Túi địa kỹ thuật Soft Rock cải tạo hệ thống kênh hiện hữu (Malaysia)

Dự án phát triển đường ray cho hệ thống tàu điện nối giữa Subang yaya và ga Skypark được tài trợ bởi chính phụ, trực tiếp quản lý dự án là bộ giao thông Malaysia nhằm thiết lập hệ thống đường ray mới theo nhu cầu vận chuyển hành khách để kết nối sân bay Sultan Abdul Aziz Shah ( SAAS) đến các khu vực lân cận dựa trên mạng lưới đường ray hiện hữu. Tổng quan, toàn bộ dự án bao gồm 2 hạng mục chính, hạng mục đường ray dài 4.09 km kết nối từ Subang yaya đến Sri Subang cải tạo hệ thống đường ray hiện hữu và hạng mục đường ray dài 4.067 km kết nối Sri Subang và sân bay Skypark chạy dọc theo sông Sungai Damansara. Một vấn đề quan trọng cần giải quyết của dự án là việc cần phải gia cường thêm và cải tạo lại hệ thống kè hiện hữu dọc sông Sungai Dmansara nơi đường ray mới chạy qua. Ban đầu kiến nghị được đưa ra là sử dụng hệ thống đá hộc để gia cường mái taluy và trồng phủ lên trên lớp thảm thực vật. Tại những khu vực trọng yếu thì gia cường thêm tường chắn đất.

Trong quá trình thảo luận và phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn chính của dự án, Naue asia đã đề xuất thay đổi phương án cải tạo kè ban đầu bằng phương án sử dụng các Túi địa kỹ thuật Soft Rock. Tại các điểm trọng yếu thì thiết lập tường chắn đất với lưới địa kỹ thuật Secugrid. Sau khi nghiên cứu kĩ càng, đơn vị tư vấn đã thống nhất rằng phướng án sử dụng các Túi địa Soft Rock là hoàn toàn phụ hợp với điều kiện địa hình của dự án. Bên cạnh đó, kết cấu kè bằng các Túi địa còn thân thiện với môi trường, là giải pháp hoàn hảo để thay thế cho kết cấu cứng ban đầu Thiết kế được đề xuất bởi Naue asia sau khi hoàn thiện đã loại bỏ hẳn không còn bất cứ kết cấu cứng bằng bê tông nào trên toàn bộ hệ thống vì vậy kết cấu các Túi địa kỹ thuật Soft Rock rất hài hòa với môi trường tự nhiên, vẫn đáp ứng được hầu hết các tiêu chí hồ sơ kỹ thuật. Dự án được khởi công vào tháng 8/2014 và đến khi hoàn thiện, khoảng 70.000 bao đã được sử dụng tổng cộng để hoàn thiện kế cấu kè mềm này. Đây là dự án từng sử dụng khối lượng Túi địa kỹ thuật lớn nhất từ trước đến nay tại Malaysia.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ứng dụng của túi địa kỹ thuật Soft Rock trên thế giới

Sạt lở bờ sông, bờ biển luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại tất cả các nước trên thế giới. Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, việc tìm ra một kết cấu chống sạt lở hoạt động hiệu quả, chi phí xây dựng không quá lớn và thân thiện với môi trường đang được đặt lên hàng đầu với các kĩ sư thiết kế. Thực tế chỉ ra rằng các kết cấu kè cứng truyền thống với chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thường rất lớn nhưng vẫn không thật sự hiệu quả, vật liệu cứng gây ra sóng phản xạ lớn tạo ra xói sâu trước chân kè, đồng thời vật liệu cứng (đá hộc, khối bê tông) dễ bị lún chìm vào nền đất dưới tác động của sóng, dòng chảy. Kết cấu không thân thiện với môi trường. Vậy giải pháp được đưa ra là gì!? Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, vải địa kỹ thuật đã được ứng dụng trong các công trình bảo vệ bờ biển ở Hà Lan với chức năng chính là thay thế cho các lớp lọc ngược bằng cát sỏi bên dưới kết cấu đá hộc. Trong hơn nửa thế kỷ qua, vải địa kỹ thuật ngày càng được p...

Túi địa kỹ thuật Soft Rock là gì?

Túi địa kỹ thuật  dùng để chuyển đổi các vật liệu dễ bị xói mòn thành một hệ thống chống xói mòn bằng lớp vải địa kỹ thuật không dệt Terrafix hoặc Secutex. Bao địa kỹ thuật loại Soft Rock RS có thêm lớp bảo vệ bên ngoài rất thích hợp cho việc chống xói mòn các công trình ở khu vực bờ sông, trong công tác cải tạo bờ biển, bảo cệ kết cấu chống xói lở, xây dựng bãi đá ngầm nhân tạo và rất nhiều ứng dụng khác có yêu cầu về độ bền chắc, mềm dèo để tương thích với các địa hình không bằng phẳng và hiệu suất hoạt động lâu dài. Độ bền đặc biệt của vải địa kỹ thuật không dệt giúp tăng cường khả năng kháng tia UV, tạo sự bảo vệ cao hơn chống lại các tác nhân gây hại và ang lại rất nhiều ưu điểm về phương diện môi trường. Bền chắc: Túi địa kỹ thuật  không dệt có thể chịu được các điều kiện thi công khắc nghiệt như địa hình không bằng phẳng, thủy triều, các loại tải trọng thi công gây nguy hại như tải trọng va đập trong công tác đổ đá lên trên bao. Với việc bổ sung thêm lớ...

Túi địa kỹ thuật Soft rock tại Long Hồ, Vĩnh Long sau 9 tháng thi công

Sông Long Hồ tại Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân bên cạnh bờ sông. Để giải quyết thực trạng này, ngày 8/3/2017 Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ AT&T thực hiện công trình thí điểm bằng giải pháp mới “Kè mềm Soft Rock”. Công trình thực hiện bắt đầu từ ngày 26/3/2017, sau 1 tháng thi công đã hoàn thành vào ngày 26/4/2017 Đến thời điểm hiện tại, sau 09 tháng quan trắc liên tục, kè đã đạt độ cố kết cao, đi vào ổn định. Bên cạnh đó, lớp thực vật phía trên phát triển tốt, phủ toàn bộ bề mặt tạo mỹ quan, đồng thời góp phần ngăn chặn các tia UV tác động trực tiếp lên các túi địa địa kỹ thuật. Chi phí thấp, thời gian thi công nhanh, thân thiện với môi trường, tuổi thọ cao là những ưu điểm vượt bậc của các túi địa kỹ thuật Soft Rock. Đây được xem là giải pháp tương lai cho vấn đề sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng phức tạp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay...