Chuyển đến nội dung chính

Túi địa kỹ thuật Soft Rock là gì?

Túi địa kỹ thuật dùng để chuyển đổi các vật liệu dễ bị xói mòn thành một hệ thống chống xói mòn bằng lớp vải địa kỹ thuật không dệt Terrafix hoặc Secutex. Bao địa kỹ thuật loại Soft Rock RS có thêm lớp bảo vệ bên ngoài rất thích hợp cho việc chống xói mòn các công trình ở khu vực bờ sông, trong công tác cải tạo bờ biển, bảo cệ kết cấu chống xói lở, xây dựng bãi đá ngầm nhân tạo và rất nhiều ứng dụng khác có yêu cầu về độ bền chắc, mềm dèo để tương thích với các địa hình không bằng phẳng và hiệu suất hoạt động lâu dài.

Độ bền đặc biệt của vải địa kỹ thuật không dệt giúp tăng cường khả năng kháng tia UV, tạo sự bảo vệ cao hơn chống lại các tác nhân gây hại và ang lại rất nhiều ưu điểm về phương diện môi trường.

Bền chắc:

Túi địa kỹ thuật không dệt có thể chịu được các điều kiện thi công khắc nghiệt như địa hình không bằng phẳng, thủy triều, các loại tải trọng thi công gây nguy hại như tải trọng va đập trong công tác đổ đá lên trên bao.

Với việc bổ sung thêm lớp bảo vệ, Soft Rock RS được tăng cường tính bền chắc giúp bảo vệ chống lại các tác động phá hoại – đây là một ưu điểm chính trong thi công bất kỳ kết cấu nào ở bờ sông. Túi địa kỹ thuật Soft Rock cũng chứng minh được thuộc tính giãn dài lớn do tính chất mềm dẻo, khó đứt của sợi xơ, hệ lưới được dệt xuyên kim theo 3 phương. Sự đan xen của các sợi xơ giúp giữ lại các hạt cốt liệu, đảm bảo hiệu suất lọc. Ngoài ra, khả năng chống xói mòn sẽ tăng lên sau khi thảm thực vật được tạo ra trên bề mặt bao, sinh vật biển cũng có thể phát triển mạnh trên bề mặt bao mà không gây hại đến bao. Đây là một sự lựa chọn tuyệt vời về mặt kỹ thuật cho các ứng dụng trong công trình thủy lợi.

Hiệu suất hoạt động cao:

Dù sử dụng trong công trình nạo vét, chống xói lở, cải tạo bờ biển hay trong bất kì các ứng dụng nào khác, đều phải đặc biệt quan tâm đến 2 yếu tố - Sức kháng tổng thể đối với các tác nhân phá hoại từ môi trường như năng lượng sóng, xói mòn và sự ma sát với các kết cấu khác. Độ bền hệ lưới sợi mềm dẻo của vải địa kỹ thuật không dệt  có đặc tính mềm dẻo, giãn dài hơn với với vải địa kỹ thuật loại dệt, sở hữu sức kháng xuyên thủng cao hơn cho phép sử dụng vật liệu lấp tại chỗ như bùn đất. Túi địa kỹ thuật Soft Rock với lớp đáy màu trắng, bên trên là lớp vải màu xám làm tăng khả năng kháng tia UV, bảo vệ bao khỏi bị các tác động phá hoại và cải thiện môi trường thủy sinh.

Thi công an toàn

Trong nhiều trường hợp công tác thi công có thể gây hại đến vật liệu địa kỹ thuật nhưng vải địa kỹ thuật Soft Rock đã loại bỏ được các nguy cơ này nhờ vào sự phối hợp giữa độ bền và độ mềm dẻo, ưu điểm này cho phép  tác động mạnh đến bao (như việc thả các bao từ trên xuống khi thi công), hoặc phủ lên kết cấu bao bằng lớp đá nặng hay khi các bao được đặt trên các địa hình không bằng phẳng, ngoài ra khả năng kháng xuyên thủng của vải đại kỹ thuật giúp bảo vẹ bao địa kỹ thuật tốt hơn trước các tác động phá hoại, giúp thi công an toàn chính xác hơn, kết cấu hoạt động tốt hơn và có tuổi thọ lâu hơn.
Thân thiện với môi trường

Túi địa kỹ thuật Soft Rock sở hữu nhiều ưu điểm về phương diện môi trường. Bao có bề mặt thô, vững chắc để các thực vật và sinh vật khác có thể bám vào, cho phép sự phát triển của hệ thực động vật dưới nước, giúp tăng thêm khả năng chống xói mòn và bảo vệ môi trường nước, hạn chế sự xáo trộn điều kiện môi trường và giảm thiểu lượng khí thải carbon trong quá trình xây dựng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ứng dụng của túi địa kỹ thuật Soft Rock trên thế giới

Sạt lở bờ sông, bờ biển luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại tất cả các nước trên thế giới. Với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng phức tạp, việc tìm ra một kết cấu chống sạt lở hoạt động hiệu quả, chi phí xây dựng không quá lớn và thân thiện với môi trường đang được đặt lên hàng đầu với các kĩ sư thiết kế. Thực tế chỉ ra rằng các kết cấu kè cứng truyền thống với chi phí đầu tư xây dựng ban đầu thường rất lớn nhưng vẫn không thật sự hiệu quả, vật liệu cứng gây ra sóng phản xạ lớn tạo ra xói sâu trước chân kè, đồng thời vật liệu cứng (đá hộc, khối bê tông) dễ bị lún chìm vào nền đất dưới tác động của sóng, dòng chảy. Kết cấu không thân thiện với môi trường. Vậy giải pháp được đưa ra là gì!? Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ trước, vải địa kỹ thuật đã được ứng dụng trong các công trình bảo vệ bờ biển ở Hà Lan với chức năng chính là thay thế cho các lớp lọc ngược bằng cát sỏi bên dưới kết cấu đá hộc. Trong hơn nửa thế kỷ qua, vải địa kỹ thuật ngày càng được p...

Túi địa kỹ thuật Soft rock tại Long Hồ, Vĩnh Long sau 9 tháng thi công

Sông Long Hồ tại Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long xảy ra tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân bên cạnh bờ sông. Để giải quyết thực trạng này, ngày 8/3/2017 Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ AT&T thực hiện công trình thí điểm bằng giải pháp mới “Kè mềm Soft Rock”. Công trình thực hiện bắt đầu từ ngày 26/3/2017, sau 1 tháng thi công đã hoàn thành vào ngày 26/4/2017 Đến thời điểm hiện tại, sau 09 tháng quan trắc liên tục, kè đã đạt độ cố kết cao, đi vào ổn định. Bên cạnh đó, lớp thực vật phía trên phát triển tốt, phủ toàn bộ bề mặt tạo mỹ quan, đồng thời góp phần ngăn chặn các tia UV tác động trực tiếp lên các túi địa địa kỹ thuật. Chi phí thấp, thời gian thi công nhanh, thân thiện với môi trường, tuổi thọ cao là những ưu điểm vượt bậc của các túi địa kỹ thuật Soft Rock. Đây được xem là giải pháp tương lai cho vấn đề sạt lở bờ sông diễn ra ngày càng phức tạp tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay...